Đường xu hướng trendline là một công cụ mà hầu hết các trader đều học và biết tới trong giai đoạn khi mới bắt đầu giao dịch, đường xu hướng được coi là một lý thuyết phổ biến. Nhiều trader lâu năm vẫn phân vân không biết rằng vẽ đường xu hướng có nên vẽ qua thân nến? hay vẽ qua râu nến ? áp dụng đường xu hướng vào trade như thế nào? và nó có thực sự hiệu quả hay không? Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về đặc tính, hiểu kỹ, tìm hiểu về nguồn gốc và cách áp dụng đường xu hướng trendline vào giao dịch thực tế.
Đường xu hướng trendline là gì?
Trong một xu hướng tăng đường xu hướng là đường thẳng nối các đáy với nhau, trong một xu hướng giảm thì đường xu hướng là đường thẳng nối các đỉnh với nhau.
Cách vẽ đường xu hướng như thế nào? Chúng ta sẽ nối ít nhất 2 đáy hoặc 2 đỉnh với nhau để tạo thành 1 đường thẳng. Thị trường thực tế sẽ không đẹp như những gì sách vở hoặc những hình vẽ đẹp như các bạn thường thấy.
Tại sao vùng cản ngang mới có giá trị ảnh hưởng tới sự di chuyển của giá mà không phải là đường xu hướng? tại 1 vùng đỉnh cũ khoanh tròn màu đỏ, giá đang đi lên, sau đó bị phe bán đẩy xuống, tại vùng đỉnh đó nếu lực bán càng mạnh thì giá sẽ càng bị đẩy xuống
Và khi giá lên lại vùng khoanh màu trắng sẽ có những lệnh chờ Limit của những quỹ lớn hoặc của những cá mập chưa khớp hết lệnh ở những đợt giảm trước nghĩa là khi giá giảm mạnh quá, sẽ có những lệnh bán chưa khớp hết lệnh và khi giá lên lại vùng màu trắng thì khi đó những lệnh bán đó mới khớp lệnh và thị trường sẽ tiếp tục tạo một lực đẩy giá xuống và những lệnh đó gọi là Unfilled orders (nghĩa là những lệnh chưa khớp)
Giá lên lại vùng Unfilled orders sau đó tăng hoặc giảm sẽ phụ thuộc vào lực bán so với lực mua trước đó và ngược lại. Nếu lực mua quá mạnh thì giá sẽ phá qua.
Khi giá phá qua vùng cản ngang màu trắng, tức nghĩa nó cần một lực mua rất mạnh và sẽ có những lệnh Unfilled orders của phe mua sau khi và sau khi giá hồi về thì những lệnh đó sẽ được khớp và tiếp tục có khả năng đẩy giá lên tiếp =>> Như vậy vùng cản ngang sẽ có giá trị ảnh hưởng tới việc di chuyển của giá.
Đường xu hướng là một đường chéo, nếu dựa vào bản chất mua bán của thị trường thì nó sẽ không liên quan gì đến việc đẩy giá lên hoặc xuống rõ ràng và thêm vào đó việc vẽ đường xu hướng khá khó khăn và không rõ ràng, chúng ta không biết nên nối các thân nến hay nối các râu nến lại, hoặc chúng ta không biết và kẻ đường xu hướng đi qua nhiều đáy hoặc đỉnh nhất có thể.
Lưu ý khi vẽ đường xu hướng chỉ cần lệch một chút càng về sau nó sẽ càng thay đổi nhiều và ảnh hưởng đến rất nhiều khi các bạn thực hiện lệnh do chênh lệch về giá khá cao.
Ví dụ nếu nối râu nến để tạo thành 1 đường thằng như hình dưới, thì cây nến cuối màu đỏ khoanh tròn sẽ là cây nến break
Nhưng nếu nối râu nến khác để tạo thành 1 đường xu hướng trendline thì cây nến break đã bị thay đổi nhiều. Khi đó các bạnh canh vào lệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, nó không giống như những đường cản ngang
Xem thêm: Mô hình cốc tay cầm: Đặc điểm và phương thức giao dịch thành công
Khó khăn khi giao dịch với đường xu hướng trendline
- Giao dịch theo đường xu hướng có thể phức tạp vì nó không phải là dấu hiệu chính xác về tình hình giá cả. Đường xu hướng chỉ hiển thị xu hướng giá trong quá khứ và không thể được sử dụng để dự đoán tương lai.
- Ngoài ra, việc xác định đường xu hướng cũng có thể khó khăn vì nó phụ thuộc vào sự xuất hiện của các đỉnh và đáy giá. Nếu giá cao và thấp không rõ ràng, thì cũng có thể khó xác định đường xu hướng.
- Bên cạnh đó, việc sử dụng đường xu hướng cũng có thể bị giảm do sự xuất hiện của các biến động giá nhanh và ngược xu hướng, điều này có thể làm mất hiệu lực của đường xu hướng.
- Vì lý do trên, giao dịch theo đường xu hướng nên được kết hợp với các kỹ thuật khác như phân tích thị trường, chỉ báo giá và các biểu đồ khác để đưa ra quyết định giao dịch tốt hơn.
Nếu các bạn sử dụng đường giao dịch xu hướng như 1 vùng cản, các bạn sẽ khó vẽ được một đường xu hướng chính xác, vì khi nối các đáy lại với nhau, các bạn sẽ không biết nên nối với đáy nào với đáy nào.
Chính vì sự không rõ ràng nên các bạn sẽ khó khăn khi vẽ đường trendline, thay vì vẽ thành 1 đường dốc, các bạn có thể nối các đáy với nhau, và các đỉnh với nhau các bạn sẽ thấy rõ các momen giá tăng và giảm một cách rõ rệt hơn. Còn rất nhiều các vùng cản ngang như hình vẽ bên dưới, có thể làm giá đảo chiều, nếu áp dụng tư duy cũ khi giá phá vỡ trendline thì thị trường sẽ đảo chiều sẽ làm các lệnh của các bạn gặp nhiều rủi ro hơn.
Đường trend line nó chỉ có ý nghĩa tham khảo chứ không có ý nghĩa là vùng cản mạnh như những vùng bò gấu. Khi gãy trend thì không phải là nó sẽ đảo chiều. Ví dụ gãy trend tăng thì nó có thể tìm đến 1 trend tăng yếu hơn, sideway hoặc trend giảm. Nó chỉ cho ta thấy cái xu hướng tăng giá từ quá khứ đến hiện tại đã suy yếu mà thôi.
Xem thêm: Biểu đồ nến là gì? Cách đọc biểu đồ nến Nhật hiệu quả dành cho người mới
Tổng kết
Đường xu hướng cung cấp thông tin về xu hướng chung của giá trong quá khứ, giúp xác định xu hướng chung của thị trường và quyết định các giao dịch trong tương lai.
- Dễ sử dụng: Đường xu hướng là một công cụ đồ họa đơn giản và dễ sử dụng cho phép bạn nhanh chóng và dễ dàng xác định xu hướng giá của sản phẩm.
- Phân tích giá: Các đường xu hướng giúp bạn phân tích các tình huống giá trong quá khứ và dự đoán xu hướng giá trong tương lai.
- Trực quan hóa dữ liệu: Sử dụng các đường xu hướng giúp bạn trực quan hóa dữ liệu của mình và giúp phân tích dữ liệu dễ dàng hơn.
- Đưa ra quyết định giao dịch đúng đắn: Sử dụng đường xu hướng cùng với biểu đồ và phân tích thị trường khác giúp bạn đưa ra quyết định giao dịch đúng đắn