Sao kê là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong cuộc sống đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Vậy sao kê là gì? Hãy cùng Sotaygiaodich.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.
Sao kê là gì? Các hình thức sao kê hiện nay
Sao kê là gì?
Sao kê là hình thức liệt kê và ghi chép lại các khoản thanh toán, chi tiêu hay các khoản giao dịch tín dụng ra vào tài khoản của một cá nhân hay một tổ chức nào đó. Công việc này đòi hỏi phải được thực hiện một cách chi tiết và tỉ mỉ nhất.

Các hình thức sao kê hiện nay
Hiện nay có 2 hình thức sao kê chính là sao kê trực tiếp và sao kê online. Trong đó:
- Sao kê trực tiếp: Là hình thức sao kê mà chủ tài khoản sẽ đến phòng giao dịch của ngân hàng để yêu cầu sao kê. Bản sao kê này sẽ được ngân hàng chứng thực và cấp trực tiếp cho chủ tài khoản đó. Nó thường được dùng để thực hiện hồ sơ, thủ tục vay vốn hay chứng thực tài khoản
- Sao kê online: Là hình thức mà chủ tài khoản có thể thực hiện ở bất kỳ đâu mà không cần phải đến trực tiếp văn phòng giao dịch, vừa tiết kiệm thời gian di chuyển, vừa tiết kiệm chi phí. Để thực hiện được hình thức này thì chủ tài khoản cần sử dụng dịch vụ Internet Banking. Lưu ý, việc sao kê online chỉ mang tính chất kiểm soát chứ không được công nhận để bổ sung vào hồ sơ giấy tờ thủ tục vay vốn hay chứng thực tài sản cá nhân.
- Sao kê tại cây ATM: Nếu như bạn không có thời gian đến ngân hàng hay không quen với các thao tác online trên các ứng dụng internet banking thì bạn có thể ra cây ATM để thực hiện việc sao kê. Tuy nhiên, cách này ít được sử dụng vì có nhiều mặt hạn chế hơn so với 2 hình thức trên.
Sao kê ngân hàng là gì?
Sao kê ngân hàng được hiểu đơn giản là bản sao chi tiết về những phát sinh trong giao dịch của một tài khoản cá nhân hay tổ chức. Những phát sinh giao dịch này bao gồm tất cả các giao dịch tín dụng ra vào của tài khoản cá nhân hay tổ chức đó.

Bản sao kê này sẽ phản ánh mức độ chi tiêu của chủ tài khoản một cách chi tiết nhất như thời gian giao dịch, nội dung và số tiền giao dịch của khách hàng. Mặt khác, việc sao kê tài khoản ngân hàng còn có giá trị sử dụng trong nhiều trường hợp như kiện tụng, xin việc, vay tiền hay xuất khẩu lao động
Các thông tin cần có trên bản sao kê ngân hàng
Một bản sao kê ngân hàng tiêu chuẩn đúng quy định thông thường sẽ gồm các thông tin sau đây:
- Họ tên của chủ tài khoản, số tài khoản
- Các khoản chi tiêu
- Các giao dịch thanh toán hàng hóa đơn dịch vụ
- Thông báo về các giao dịch rút tiền mặt tại cây ATM
- Thời gian giao dịch chuyển/rút tiền và địa điểm giao dịch
- Nội dung, mục đích chuyển khoản, số tiền nhận và gửi
- Thông tin về hạn mức lãi suất và chịu lãi chi tiết
- Các khoản lãi, phí trong khoảng thời gian nhất định
Thủ tục để sao kê ngân hàng
Thủ tục để thực hiện sao ngân hàng sẽ được tiến hành tại các văn phòng giao dịch của ngân hàng mà bạn đăng ký mở thẻ. Về cơ bản, mỗi ngân hàng sẽ có những yêu cầu về thủ tục, giấy tờ riêng khi sao kê. Tuy nhiên vẫn có những yêu cầu, quy định chung đối với khách hàng có nhu cầu cần sao kê là:
- Nếu khách hàng muốn sao kê thì cần phải đến đúng văn phòng giao dịch hay chi nhánh ngân hàng mà khách hàng đăng ký mở tài khoản vào giờ hành chính
- Khách hàng cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như CCCD, Visa, bản thủ tục sao kê do ngân hàng cung cấp
- Nêu rõ lý do cần phải sao kê để nhân viên ngân hàng hỗ trợ một cách tốt nhất
Lưu ý, với mỗi ngân hàng sẽ có quy định về mức phí riêng khi khách hàng yêu cầu sao kê in ra bản giấy. Sau khi nhận bản in khách hàng nên kiểm tra lại xem có đúng hay không.

Cách đọc bảng sao kê ngân hàng
Dưới đây là cách đọc bảng sao kê ngân hàng cho đúng với những người lần đầu làm sao kế:
- Ngày lập bảng: Là ngày mà ngân hàng phát hành bảng sao kê giao dịch của khách hàng hay tổng kết các giao dịch, thanh toán mà khách hàng thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày lập bảng. Ngày lập bảng sao kê thường rơi vào một ngày cố định mỗi tháng. Nếu ngày lập bảng sao kê của bạn rơi vào cuối tuần thì ngân hàng sẽ phát hành bảng sao kê vào ngày làm việc liền kề trước đó
- Vui lòng thanh toán trước (Ngày đến hạn thanh toán): Đây là ngày hạn cuối cùng mà chủ thể phải thanh toán cho ngân hàng các khoản chi tiêu cùng phí và lãi phát sinh trong kỳ sao kê do thanh toán trễ, việc trễ hạn có thể gây ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng cá nhân của bạn
- Dư nợ cuối kỳ: Là tổng số tiền từ các giao dịch quẹt thẻ, các loại lãi, phí phát sinh liên quan đến việc sử dụng thẻ trong kỳ và số dư chưa thanh toán của kỳ trước nếu như bạn không thanh toán đầy đủ và đúng hạn
- Thanh toán tối thiểu: Được hiểu là số tiền tối thiểu mà chủ thể cần phải trả cho ngân hàng khi đến hạn. Số tiền này sẽ tuy theo ngân hàng mà bạn mở thẻ, tuy nhiên mức tối thiểu này sẽ giao động trong khoảng 2% – 5% dư nợ cuối kỳ.
- Ngày giao dịch: Là ngày các giao dịch được thanh toán
- Ngày hệ thống: Là ngày giao dịch được hệ thống ghi nhận vào tài khoản của bạn
- Nội dung, chi tiết: Bao gồm các khoản thanh toán, hóa đơn, dịch vụ, rút tiền mặt… diễn ra trong khoảng thời gian của bảng sao kê. Chủ thẻ có thể dựa vào phần này để theo dõi và quản lý chi tiêu của mình hiệu quả hơn.
- Số tiền: Số tiền giao dịch ứng với mỗi khoản thanh toán mà bạn đã thực hiện
- Chương trình điểm thưởng: Phụ thuộc vào mỗi ngân hàng mà bạn mở thẻ, chương trình sẽ hiển thị tổng số điểm thưởng bạn tích lũy được thông qua các chi tiêu được thực hiện bằng thẻ tín dụng trong tháng, tổng điểm tích lũy sẽ tính gộp từ đầu thời kỳ đến tháng hiện tại.
Sao kê lương là gì?

Sao kê lương là bản thông báo chi tiết về các giao dịch phát sinh hàng tháng của chủ tài khoản về tiền lương hàng tháng, các khoản chi tiêu, thanh toán hàng hóa dịch vụ hay ứng tiền mặt. Bên cạnh đó, đây còn là giấy tờ để chứng minh thu nhập và năng lực tài chính cá nhân một cách trung thực và chính xác khi cần vay vốn ngân hàng hay đăng ký visa…
Ngoài ra, sao kê lương ngân hàng còn là một dịch vụ mà ngân hàng sẽ hỗ trợ cho khách hàng nhận tiền lương qua tài khoản ngân hàng của mình. Việc sao kê lương chỉ được tiến hành khi chủ sở hữu thẻ yêu cầu.
Trường hợp nào cần sao kê lương?
Việc sao kê lương sẽ được tiến hành trong một số các trường hợp do nhu cầu, mong muốn của khách hàng như:
- Đăng ký xin Visa đi nước ngoài như xuất khẩu lao động, du lịch
- Đăng ký vay tín chấp theo bảng lương
- Mở thẻ tín dụng
- Theo dõi chi tiêu cá nhân
- Một số trường hợp để chứng minh thu nhập cá nhân hay giải quyết các tranh chấp kiện tụng liên quan đến quyền nuôi con…
Các thông tin cần có trong sao kê lương
Với một bản sao kê lương ngân hàng cần có các thông tin sau:
- Tên chủ thẻ/ số tài khoản
- Ngày sao kê
- Số dư đầu kỳ và cuối kỳ
- Ngày thực hiện giao dịch
- Ngày hạch toán
- Tổng số giao dịch
- Số tiền nhận/rút
- Số tiền dư trong tài khoản
- Địa điểm, thời gian thanh toán, rút tiền
- Các khoản trừ phí giao dịch

Các thủ tục để sao kê lương
Để việc sao kê lương được diễn ra suôn sẻ, thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ một số các giấy tờ, thủ tục sau đây:
- Bạn cần phải xác định tài khoản đăng ký nhận lượng nơi bạn làm việc là thuộc chi nhánh ngân hàng nào.
- Chuẩn bị các giấy tờ để xác định danh tính như CCCD/Passport
- Sau khi nhận bản sao kê lương, bạn cần kiểm tra lại đầy đủ các thông tin, đặc biệt là dấu mộc đỏ tròn và chữ kỹ của nhân viên giao dịch hoặc dấu giáp lai.
Một số câu hỏi liên quan về vấn đề sao kê
Mức phí sao kê tại ngân hàng khoảng bao nhiêu?
Trên thực tế, tùy thuộc vào ngân hàng bạn mở thẻ mà sẽ có mức phí sao kê riêng. Tuy nhiên nếu bạn muốn nhận bản in sao kê ngân hàng, thì bạn sẽ phải chịu một khoản phí nhỏ cho việc in ấn.
- Mức phí in ấn cho bản tiếng Việt hiện nay tại một số các ngân hàng có thể là 50.000đ cho bản đầu tiên và 10.000đ cho mỗi bản tiếp theo.
- Mức phí in ấn cho bản sao kê bằng tiếng anh sẽ là 100.000đ cho bản đầu tiên và 50.000đ với mỗi bản tiếp theo.
- Còn riêng với việc sao kê qua Internet Banking sẽ miễn phí, còn sao kê qua cây ATM sẽ là 1.100đ cho mỗi lần

Trường hợp nào cần sao kê ngân hàng?
Việc sao kê ngân hàng sẽ được thực hiện và tiến hành dưới nhiều tình huống, trường hợp khác nhau như bạn muốn vay vốn ngân hàng, xác thực thu nhập cá nhân….Tuy nhiên mục đích chính của việc sao kê tài khoản ngân hàng vẫn là để chứng thực tài chính.
Sao kê lương có mất phí không?
Về cơ bản, việc sao kê bảng lương sẽ mất phí, vì khách hàng sẽ phải chịu khoản phí nhỏ cho việc in ấn. Thông thường mức phí này sẽ được tính theo trang và giao động từ 5.000đ đến 50.000đ. Hoặc để chắc chắn và cụ thể nhất về mức phí, khi bạn đến sao kê nên hỏi trực tiếp nhân viên giao dịch.

Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin về sao kê, sao kê ngân hàng và sao kê lương. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy comment ngay bên dưới bài viết để chúng tôi giải đáp và hỗ trợ nhanh chóng nhé.