Với cương vị là một tổ chức lớn, ít nhiều OPEC sẽ đem đến những ảnh hưởng tới lưu lượng cũng như giá của dầu mỏ. Vậy thì chính xác OPEC là gì và tác động thật sự của nó đến nền khai thác và xuất bán dầu trên thế giới như thế nào? Hãy theo dõi ngay bài biết dưới đây để được giải đáp nhé!
OPEC là gì?
OPEC là tên viết tắt của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, bao gồm 13 quốc gia có lượng dầu mỏ xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. OPEC được thành lập từ năm 1960, chuyên điều phối các chính sách dầu mỏ, đồng thời hợp tác về kinh tế và kỹ thuật với nhau. Tổ chức hiện nay có trụ sở chính tại Viên nước Áo.
Hiện nay, thế giới còn biết đến thuật ngữ OPEC+, nghĩa là tổ chức hợp tác với một số nước khác ngoài liên minh là Nga, KaKazakhstan và Mexico. Ban đầu mục đích của tổ chức khi tạo lập là chống lại liên minh Seven Sisters, bào gồm 7 tập đoàn dầu thô quốc tế lớn trên thế giới. Liên minh này đã tác động không tốt đến sự phát triển của những quốc gia có nguồn tài nguyên lớn và sử dụng nhiều.
Hiện nay, điều lệ của OPEC đặt ra nhiệm vụ của tổ chức sẽ là điều phối và thống nhất các chính sách về dầu mỏ của các nước thành viên. Từ đó ổn định thị trường, đảm bảo nguồn nguyên liệu thô cung cấp trên toàn thế giới. Nguyên tắc cơ bản bao gồm cung cấp dầu cho người tiêu dùng, tạo ra thu nhập ổn định cho nhà sản xuất và tạo điều kiện hoà vốn hợp lý cho các nhà đầu tư.

Lịch sử hình thành của OPEC
OPEC được thành lập vào năm 1960 bởi các Quốc gia Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi, Venezuela. Đến năm 1970, các quốc gia Qatar, Indonesia, Libya, Ả Rập Thống Nhất và Algeria gia nhập. Cuối cùng năm 2002, Qatar rời tổ chức và các nước Nigeria, Ecuador, Gabon, Angola tiếp tục trở thành thành viên và duy trì tới hiện tại.
Năm 2002 cũng đánh dấu cột mốc OPEC+ ra đời với sự liên minh giữa 13 nước với các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn khác. Tuy nhiên, những nước xuất khẩu lớn hàng đầu trên thế giới là Hoa Kỳ, Canada và Trung Quốc lại không tham gia vào tổ chức này. Trụ sở ban đầu của OPEC là ở Geneva, Thuỵ Sỹ sau đó mới chuyển tới Viên năm 1965.

OPEC ảnh hưởng gì đến giá dầu?
Các thành viên của tổ chức xuất khẩu dầu mỏ chiếm đến 60% lượng dầu thô xuất trên thế giới, trong đó họ sản xuất và cung cấp 40%. Theo ước tính, trữ lượng dầu của các nước này chiếm đến 80% của toàn thế giới. Tổ chức thường xuyên họp thống nhất về lượng dầu bán ra. Mỗi quốc gia chỉ được sản xuất theo một hạn ngạch nhất định mà bắt buộc phải tuân thủ.
Khi giá dầu có biến động mạnh, hạn ngạch mà OPEC đề ra có thể được điều chỉnh để bình ổn lại giá. Nếu giá dầu giảm, họ sẽ giảm sản xuất để giảm cung, giúp tăng giá lên hoặc ngược lại để giá dầu không bị ở mức cao quá mức.

Sự chỉ trích của OPEC
Bắt đầu từ năm 1970, OPEC bị coi là độc quyền là nhận lại những sự chỉ trích. Năm 1973, giữa Ả Rập và Israel xảy ra nhiều xung đột lớn, các nước Trung Đông vì thế cấm bán dầu thô cho những nước ủng hộ Israel bao gồm Mỹ, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Nam Phi. Do đó, giá dầu tăng mạnh đến mức gấp 4 lần, gây ra tình trạng thiếu hụt nhiên liệu, giá xăng dầu tăng cực lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới.
Không thể đứng yên nhìn vậy, phương Tây đã nỗ lực trong việc giảm sự phụ thuộc vào OPEC bằng cách tăng cường khai thác và sản xuất dầu tại Vịnh Mexico và Biển Bắc. Điều này lại dẫn đến thừa cung, làm giá dầu bị giảm mạnh.
Qua sự việc trên, một số quốc gia định kỳ đã cáo buộc rằng OPEC thông đồng và thao túng giá dầu thô. Hoa Kỳ cũng đã soạn thảo một sự luật cho phép toà án trừng phạt các quốc gia và đối tác nào đó thao túng lượng sản xuất dầu, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Nhận định tương lai của OPEC
Dầu mỏ vẫn là một loại nhiên liệu chưa thể thay thế trên thế giới. Với khả năng điều tiết được giá dầu, OPEC vẫn có thể giữ vai trò này trong thời gian ngắn. Vị thế của tổ chức cũng được đánh giá là khá ổn định trong bối cảnh năng lượng đang bị khủng hoảng và nhu cầu về dầu mỏ sẽ tăng lên trong những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, không phải lúc nào OPEC cũng có thể giữ vững vị trí của mình. Nếu như xảy ra một số yếu tố sau sẽ làm giảm tác động của tổ chức như các nước không thuộc tổ chức có nguồn cung lớn với mức giá rẻ, năng lượng tái tạo được phát triển mạnh,…

OPEC đã và đang đóng góp những công sức to lớn vào công cuộc khai thác, bán cũng như ấn định giá trị của dầu mỏ. Đây là một tổ chức có khả năng điều tiết được giá dầu. Vì thế hy vọng với những chính sách đúng đắn của mình, tổ chức sẽ có những bước đi để đẩy mạnh năng lượng xanh, hạn chế khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt tài nguyên quý giá vàng đen.