Nợ xấu là một trong những thuật ngữ không còn xa lạ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Vậy nợ xấu là gì? Hậu quả của nợ xấu để lại là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến đến tình trạng nợ xấu? Cùng tìm hiểu trong bài viết ngắn dưới đây để giải đáp thắc mắc này bạn nhé.
Nợ Xấu là gì?

Nợ xấu hay còn gọi là nợ khó đòi. Là những khoản nợ quá hạn trả cả lãi và gốc trên 90 ngày. Căn cứ vào những thông tin mà ngân hàng, tổ chức tín dụng cung cấp cho CIC. Sẽ được phân loại khách hàng vào các nhóm nợ sao cho phù hợp.
Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nợ xấu xảy ra. Nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là:
Do chính bản thân ngân hàng

Trong nguyên nhân này thì có một số tình huống dẫn đến nợ xấu như sau:
- Do ngân hàng không có đủ thông tin chính xác, để có thể phân tích, đánh giá khách hàng. Dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay hoặc xác định thời hạn cho vay. Đồng thời, phương án trả nợ một cách phù hợp nhất với khách hàng.
- Do đạo đức nghề nghiệp không tốt, kèm theo đó là năng lực chuyên môn của một số cán bộ ngân hàng chưa theo kịp yêu cầu. Những tiêu cực ở tất cả các khâu từ lập phương án, thẩm định cho đến xét duyệt và theo dõi khoản vay.
- Cùng với đó là công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay khiến cho ngân hàng không phát hiện kịp thời. Vốn vay đã sử dụng sai mục đích.
- Thêm vào đó là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt dẫn đến chạy theo quy mô. Bỏ qua các tiêu chuẩn, cũng như các điều kiện cho vay hoặc không quan tâm đến chất lượng của khoản vay.
- Chạy theo thành tích, chỉ tiêu kế hoạch mà quên đi chất lượng tín dụng hoặc quá tin vào phương án kinh doanh của khách hàng.
Do chính bản thân của người đi vay
Nguyên nhân xuất phát từ người đi vay có thể là do:

Năng lực quản lý kinh doanh còn nhiều hạn chế
Thực tế cho thấy, có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý. Quy mô kinh doanh lớn hơn so với tư duy quản lý… Điều này dẫn đến phá sản các phương án kinh doanh khả thi mà lẽ ra nó phải thành công.
Tình hình tài chính của doanh nghiệp không minh bạch, còn nhiều bất cập
Quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ bé, cơ cấu tài chính thiếu cân đối. Công tác quản lý tài chính, kế toán còn tùy tiện, mang tính chất đối phó dẫn đến thông tin ngân hàng có được khi lập các bảng phân tích tài chính. Bảng đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp không chính xác. Nói một cách dễ hiểu thì nó chỉ là một hình thức, không đúng với thực tế, số liệu sai lệch quá nhiều. Dẫn đến tình trạng nợ xấu là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Một số nguyên nhân khách quan dẫn đến nợ xấu khác
Ngoài hai nguyên nhân chính trên, còn có một số nguyên nhân khách quan khác. Dẫn đến tình trạng nợ xấu như sau:

- Những bất cập trong cơ chế quản lý nhà nước. Nhằm tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu kế hoạch hàng năm.
- Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được ưu ái khi vay vốn. Thậm chí có những dự án lớn của chính phủ đứng ra bảo lãnh để vay vốn đầu tư. Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động bị thua lỗ khiến cho doanh nghiệp mất khả năng chi trả.
- Do khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh…
5 Nhóm nợ xấu thường gặp nhất hiện nay
Dưới đây là 5 nhóm nợ xấu phổ biến nhất hiện nay. Cùng tham khảo để có cái nhìn tổng thể hơn về nợ xấu là gì bạn nhé.

Nhóm 1: Nợ xấu đủ tiêu chuẩn
Đây là khoản nợ trong hạn, có khả năng thu hồi cả gốc và lãi theo đúng thời hạn đã đề ra trước đó. Nói một cách dễ hiểu thì nhóm nợ xấu này mới quá hạn 10 ngày và có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi quá hạn. Cũng như có khả năng thu hồi cả gốc và lãi theo đúng thời hạn còn lại phải trả.
Nhóm 2: Nợ xấu cần lưu ý
Đây là nhóm nợ xấu quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. Thông thường, khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên. Và được ngân hàng, tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ khoản nợ gốc và lãi sau khi điều chỉnh lần đầu.
Nhóm 3: Nợ xấu dưới tiêu chuẩn
Thuộc khoản nợ đã quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. Khoản nợ này đã điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (Không bao gồm các khoản nợ phân loại vào nhóm 2). Bên cạnh đó còn có khoản nợ được miễn/ giảm lãi do khách hàng không có đủ điều kiện trả đầy đủ lãi.
Nhóm 4: Nghi ngờ
Là các khoản nợ đã quá hạn 181 ngày đến 360 ngày. Đồng thời, đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày. Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2.
Nhóm 5: Khả năng mất vốn rất cao
Là những khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, có cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày. Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn và cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 3 trở lên. Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
Thông tin nợ xấu thường được lưu trữ ở đâu?
Việc kiểm tra và xem bản thân mình có đang bị dính “án”nợ xấu hay không đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi đây là thông tin bạn cần biết để xác nhận khi bạn có nhu cầu vay vốn. Thông thường, thông tin nợ xấu của khách hàng sẽ được lưu trữ ở trung tâm thông tin tín dụng.

Dưới đây là một số thông tin về trung tâm thông tin tín dụng. Cùng theo dõi để hiểu hơn về quy trình lưu trữ thông tin nợ xấu tại đây.
Trung tâm thông tin tín dụng là gì?
Trung tâm thông tin tín dụng có tên tiếng Anh là Credit Information Center (Viết tắt là CIC) – Đây là tổ chức do ngân hàng nhà nước quản lý. Vai trò và nhiệm vụ của CIC là làm những công việc thu nhận, lưu trữ, phân tích. Đồng thời, xử lý và dự báo thông tin tín dụng của cá nhân, tổ chức. Cũng như phục vụ cho các hoạt động của ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Nhằm hạn chế mức rủi ro liên quan đến các hoạt động tín dụng xuống mức thấp nhất.
Những thông tin nợ xấu được lưu trữ bao gồm những nội dung gì?
Thông thường, CIC sẽ lưu trữ một số thông tin liên quan đến nợ xấu như sau:
- Khoản vay.
- Lịch trả nợ.
- Thời hạn trả nợ.
- Dư nợ hiện tại của khách hàng.
- Tổ chức có hoạt động tín dụng tại ngân hàng cùng với các tổ chức tín dụng.
Thông tin nợ xấu này sẽ được lưu giữ trong bao nhiêu lâu?
Thời gian lưu trữ thông tin dài hay ngắn còn phụ thuộc vào nhóm khách hàng đang thuộc nhóm nợ xấu nào. Cụ thể:
- Khách hàng ở nhóm nợ cần chú ý thì thông tin sẽ được lưu trữ trong khoảng 1 năm. Thời gian được tính từ ngày khách hàng thanh toán hết nợ quá hạn.
- Đối với những khách hàng thuộc nhóm 3,4 và 5 thì không được xét duyệt cho vay. Thông thường lịch sử ghi nhận của các nhóm nợ này sẽ kéo dài khoảng 5 năm.
Hướng dẫn cách tra cứu và xóa nợ xấu đơn giản nhất bạn nên biết

Với những thông tin trên, bạn có thể thấy được rằng. Việc vướng phải danh sách nợ xấu dẫn đến rất nhiều bất tiện trong việc vay vốn trong tương lai. Vì thế, việc tra cứu và xóa nợ xấu như thế nào? đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn cách tra cứu và xóa nợ xấu tốt nhất. Được đông đảo khách hàng áp dụng và thực hiện. Cùng theo dõi và thực hiện khi cần bạn nhé.
Cách tra cứu nợ xấu online đơn giản nhất
Việc tra cứu nợ xấu trực tuyến đã và đang được rất nhiều người thực hiện. Biện pháp này không chỉ tiết kiệm thời gian và công sức mà hiệu quả của nó cũng rất cao. Thông thường, người ta sẽ tra cứu theo 2 cách như sau:
Tra cứu thông tin qua website của CIC

- Đầu tiên, bạn cần truy cập vào website https://cic.gov.vn/#/register. Tại đây sẽ xuất hiện giao diện của trang CIC.
- Sau đó, thực hiện đăng ký theo hướng dẫn bao gồm: Thông tin cá nhân, hình ảnh CMND…
- Tiếp theo, nhập mã OTP được gửi về số điện thoại đã đăng ký. => Click vào tiếp tục.
- Lúc này, nhân viên của CIC sẽ gọi điện thoại cho bạn để xác thực thông tin qua hình thức hỏi – đáp.
- Sau khi bạn tạo tài khoản thành công, kết quả đăng ký, tên đăng nhập, mật khẩu sẽ được gửi qua SMS/email của bạn.
- Đăng nhập vào hệ thống CIC. Sau đó, kiểm tra lại lịch sử tín dụng ở phần thông tin cá nhân.
Kiểm tra thông tin nợ xấu bằng ứng dụng CIC
Ngoài cách trên, bạn có thể tra cứu thông tin nợ xấu thông qua ứng dụng CIC bằng những bước đơn giản như sau:

- Tải và cài đặt ứng dụng CIC cho điện thoại.
- Đăng ký tài khoản CIC theo hướng dẫn của hệ thống.
- Đăng nhập tài khoản khi CIC xét duyệt thành công. Lưu ý: Quá trình xét duyệt của CIC sẽ hơi lâu thường mất khoảng 1-3 ngày làm việc hành chính.
- Sau đó, sử dụng tính năng tra cứu kiểm tra nợ xấu theo các bước yêu cầu do hệ thống hiển thị.
- Cuối cùng là nhận kết quả tra cứu.
Sau khi thực hiện tra cứu theo các cách trên. Hệ thống của CIC sẽ gửi cho bạn một bản báo cáo chi tiết về: Điểm tín dụng cá nhân, số nợ đang có, nợ xấu, lịch sử sử dụng tín dụng, các quan hệ tín dụng…
Làm thế nào để xóa nợ xấu?
Khi bạn đã thực hiện xong việc tra cứu nợ xấu. Nếu bạn thấy mình có nợ xấu thì cần phải thực hiện xóa nợ xấu nhằm tránh ảnh hưởng tiêu cực đến các khoản vay trong tương lai. Để có thể xóa được khoản nợ xấu này bạn cần thực hiện như sau:

Với những khoản nợ xấu dưới 10 triệu
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì với những khoản nợ vay dưới 10 triệu đồng. Sau khi tất toán sẽ không được cung cấp lịch sử tín dụng liên quan. Vì thế, bạn cần nhanh chóng hoàn tất các khoản nợ có giá trị nhỏ hơn 10 triệu đồng. Điều này sẽ giúp bạn không dính phải lịch sử nợ xấu.
Khoản nợ xấu trên 10 triệu đồng
Bạn cần phải nhanh nhất có thể hoàn tất trả cả gốc và lãi cho ngân hàng. Sau khi thực hiện tất toán bạn nên yêu cầu ngân hàng xác nhận việc hoàn thành trả nợ. Điều này sẽ giúp bạn không bị ảnh hưởng đến điểm CIC. Sau 12 tháng, nợ xấu được trả hết thì lịch sử tín dụng của người vay có thể đáp ứng được các điều kiện cho vay của ngân hàng.
Với các khoản nợ xấu lớn hơn
Thời gian tốt nhất để xử hoàn tất cả các khoản nợ lớn là 5 năm. Sau đó, hệ thống sẽ tiếp tục ghi nhận lịch sử dụng tín dụng và đưa ra đánh giá điểm tín dụng theo quy định. Trong trường hợp, bạn vẫn có nhu cầu vay vốn, phía ngân hàng sẽ dựa vào điểm tín dụng này để xem xét hồ sơ.
Theo đó, cách tốt nhất để xóa nợ xấu cho dù bạn đang thuộc mức độ nào. Thì cách tốt nhất vẫn là thanh toán nợ xấu trong thời gian sớm nhất có thể.
Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp và chia sẻ đến bạn những thông tin quan trọng liên quan đến nợ xấu. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích. Đặc biệt là với những bạn đang có ý định vay hoặc đang vay vốn tại ngân hàng/ tổ chức tín dụng.