Mô hình cốc tay cầm là mô hình thể hiện xu hướng giá được trader sử dụng rất nhiều trong phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán. Nếu nắm chắc kiến thức và biết cách tận dụng mô hình này, chúng ta có thể tăng thêm cơ hội sinh lời trong đầu tư. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin và một số cách giao dịch hiệu quả khi phân tích biểu đồ giá này nhé.
Mô hình cốc tay cầm là gì?
Mô hình cốc tay cầm hay còn được gọi là Cup and Handle Pattern trên thị trường chứng khoán quốc tế là một dạng biểu đồ thể hiện xu hướng giá. Mô hình này được sử dụng khi phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán và hiện nay đã phổ biến trên cả thị trường Forex, Bitcoin và tiền điện tử. Mô hình này có hình dạng giống một chiếc cốc có tay cầm – tay cầm có thể là hình chữ U hoặc V.

Xem thêm: Wyckoff là gì? Mô Hình Spring Trong Phương Pháp Wyckoff
Sự hình thành của mô hình cốc tay cầm
William J.O’Neil là người phát hiện ra mô hình này vào năm 1988. Ông đã được coi là huyền thoại trên thị trường chứng khoán Mỹ. Mô hình được hình thành dựa trên 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Khoảng 1 đến 3 tháng, là giai đoạn chuẩn bị hình thành mô hình.
- Giai đoạn 2: Giá điều chỉnh giảm và tăng tạo thành hình chữ U giống thân chiếc cốc.
Chiếc cốc sẽ có 2 phần, phần lớn là thân cốc chữ U và phần tay cầm nhỏ hơn chữ U hoặc V. Phần tay cầm có biến động giá giảm và tăng nhẹ khác hoàn toàn với thân cốc. Do vậy cần xác định đúng giai đoạn để đưa ra quyết định Buy/Sell đúng thời điểm.
Tìm hiểu thành phần của mô hình Cup and Handle
Phần cốc
Biểu đồ mô hình cốc sẽ cần 3 đến 6 tháng để hình thành. Miệng cốc và miệng tay cầm không cần giống nhau 100% nhưng không được quá lệch xéo. Chiều sâu của cốc giao động khoảng 12% đến 33% hoặc đến 50%. Có 2 kiểu mô hình cốc gồm:
- Mô hình cốc tay cầm thuận: Thân cốc là hình vòng cung ngược như chữ U hoặc V nhẹ. Cần ít nhất 30 đến 50% hồi phục tăng trước khi hoàn thiện quá trình tạo cốc bên trái.
- Mô hình cốc tay cầm ngược: Miệng sốc quay xuống dưới và đáy hướng lên như chiếc cốc úp ngược.

Phần tay cầm
Sau khi thân cốc hình cầu đã hoàn thiện và có một đường cản thì giá sẽ được điều chỉnh ngay. Giá điều chỉnh giảm 5% đến 15% rồi tăng trở lại. Phần tay cầm chỉ giao động từ ½ đến ⅓ độ dài của thân cốc. Khi tay cầm vượt qua được đường kháng cự đã hình thành trước đó thì mô hình xác nhận đã hoàn thiện. Tay cầm hình thành trong thời gian ngắn hơn(1-4 tuần).
Đặc điểm của mô hình cốc tay cầm
Mô hình cốc tay cầm thuận
Đặc điểm nhận dạng dễ nhất của cốc tay cầm thuận là hình chữ U rõ rệt. Đáy cốc giá giảm hướng xuống, nắp cốc giá tăng hướng lên và tay cầm là chữ U nhỏ hơn thân cốc. Giá sẽ bắt đầu tăng khi phá vỡ chuôi.

Mô hình cốc tay cầm ngược
Cốc ngược có hình dáng ngược lại hoàn toàn với mô hình cốc tay cầm thuận: Đáy cốc giá tăng hướng lên, miệng cốc giá giảm hướng xuống, tay cầm hướng lên. Giá sẽ bắt đầu giảm khi phá vỡ chuôi.

Cách nhận diện mô hình cốc tay cầm chuẩn nhất
Mô hình cốc tay cầm khá dễ nhận diện theo những mô tả lý thuyết. Tuy nhiên trong thực thế thì những đường xu hướng giá thường sẽ có biến động khó đoán và không tạo được hình. Việc này dẫn đến việc trader sẽ đưa ra nhận định sai lệch, không đạt được lợi nhuận như mong muốn. Dưới đây là 1 số tiêu chí xác nhận mô hình bạn có thể tham khảo.
- Chiều dài của đáy cốc: Tín hiệu sẽ rõ ràng hơn nếu đáy cốc hình chữ U, đáy chữ V độ chính xác thấp hơn.
- Chiều sâu: Thân cốc không giảm thấp quá 50%, nếu vượt có khả năng mô hình sẽ thất bại.
- Khối lượng giao dịch: Thân cốc sâu chứng tỏ khối lượng giao dịch càng thấp. Khi giá giảm sâu thanh khoản cũng giảm theo nên nhiều nhà đầu tư không muốn bán. Cho tới khi giá tăng thì khối lượng giao dịch mới tăng đột biến và đây là mô hình cốc tay cầm chuẩn.
Xem thêm: Trendline: Cách vẽ đường xu hướng dùng trong giao dịch
Cách giao dịch với mô hình chiếc cốc tay cầm
Cách 1: Vào lệnh khi giá vượt qua khỏi phần tay cầm
Phương pháp giao dịch này rất phổ biến nhưng tiềm ẩn những rủi ro cao. Nếu giá mua vào phù hợp đúng thời điểm sẽ có thể mang lại lợi nhuận cao. Điểm mua vào thường nằm ở dưới cùng cây nến khi có sự chuẩn bị tăng đột phá từ tay cầm. Hoặc chân nến xác định dừng giảm.
Cách 2: Vào lệnh khi giá quay lại retest phần tay cầm
Cách 2 này an toàn hơn cách 1 nhưng cần kiểm tra lại vùng giá đột phá để có cơ hội vào lệnh mua tốt. Vào lệnh ngay khi giá chạm đường hỗ trợ.
Cách 3: Vào lệnh tại phần đáy của tay cầm
Chiến lược giao dịch này rủi ro nhất nhưng mang lại lợi nhuận cao nhất. Trader cần nhiều kinh nghiệm phân tích và đo lường rồi vào lệnh mua ở phần cuối tay cầm mà không cần chờ sự tăng đột phá.
3 cách giao dịch trên đều áp dụng tiêu chí cắt lỗ và chốt lời như sau:
- Cắt lỗ: Cắt lỗ cách vài Pip dưới đáy cốc hoặc đáy tay cầm.
- Chốt lãi: Cách điểm vào là chiều cao từ đáy cốc lên đỉnh miệng cốc.
Lưu ý cần biết khi sử dụng mô hình cốc tay cầm
Một số lưu ý sau trader cần nắm được để tránh trình trạng thất bại và thua lỗ.
- Không nên chỉ dựa vào 1 tín hiệu mà giao dịch. Cần quyết định dựa trên nhiều tín hiệu có sự liên kết logic với nhau.
- Hạn chế thua lỗ bằng việc áp dụng quy tắc cắt lỗ đúng.
- Hình dáng của cốc không phải lúc nào cũng đẹp và giống nhau. Trader cần kiểm tra biểu đồ một cách linh hoạt.
- Phân chia đồng vốn thông minh, nghiên cứu kỹ trước khi quyết định giao dịch.
Xem thêm: Fibonacci là gì? Fibo thoái lui và ứng dụng vào giao dịch
Kết luận
Trên đây là một số thông tin cơ bản về mô hình cốc tay cầm mà chúng tôi muốn chia sẻ tới quý bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp các trader có thêm kiến thức và sẽ là những gợi ý bổ ích trong việc áp dụng vào các giao dịch của mình.