Mô hình mây Ichimoku là 1 chỉ báo kỹ thuật quan trọng trong việc cấu thành nên một giao dịch hoàn chỉnh và chuẩn xác. Mô hình này thường được kết hợp với indicators trong phân tích giúp trader xác định được xu hướng hành động của giá. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về mây Ichimoku và những thành phần cấu tạo nên nó.
Ichimoku là gì? Lịch sử hình thành của mây Ichimoku
Ichimoku là gì?
Mây Ichimoku (tên tiếng Nhật là Ichimoku Hyo) là một chỉ báo kỹ thuật trong Forex. Nó được dùng trong việc xác định mức hỗ trợ, mức kháng cự và xu hướng. Bên cạnh đó nó còn giúp trader đo lường được động lượng và cung cấp tín hiệu thị trường.

Hiện nay Ichimoku charts đã xuất hiện nhiều công cụ hỗ trợ phần tích tài chính nên người dùng cũng có thể dễ dàng hơn trong việc theo dõi thị trường. Nhờ vào những chỉ báo này, trader có thể dự đoán được xu hướng tích cực hay tiêu cực, từ đó đưa ra quyết định giao dịch đúng đắn. Trader chỉ nên sử dụng Ichimoku charts khi nó thể hiện xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng.
Lịch sử hình thành mây Ichimoku
Ông Goichi Hosoda (người Nhật) là một nhà báo đã tạo nên hệ thống chỉ báo giao dịch Ichimoku này. Từ khi còn nhỏ ông đã vô cùng đam mê với những mô hình biểu đồ nến trên thị trường tài chính. Sau một khoảng thời gian chăm chỉ nỗ lực không ngừng nghỉ ông đã trở thành giám đốc của tờ báo Tokyo (trước đây là Miyako) – tờ báo kinh tế lớn nhất thời bấy giờ tại Nhật.
Ông đã quyết tâm tạo ra đường chỉ báo có thể xác định được xu hướng thị trường chuẩn xác hơn trong một thời gian ngắn hơn. Ông cùng một nhóm sinh viên cộng sự đã sử dụng đường trung bình trên biểu đồ nến Nhật để nghiên cứu tìm ra hệ thống giao dịch hoàn chỉnh. Khi nghiên cứu là năm 1953 nhưng cho tới tận năm 1969 ông Hosoda mới quyết định chia sẻ ra công chúng qua sách.
Bởi vì mây Ichimoku rất hiệu quả và linh hoạt nên nó đã rất nhanh chóng được sử dụng ở nhiều phòng giao dịch từ đó tới nay. Ngoài ra nó cũng trở thành hệ thống giao dịch yêu thích của nhiều trader trên thị trường tài chính Forex, chứng khoán, bitcoin,…
Hướng dẫn cách cài đặt chỉ báo Ichimoku trên MT4 và Tradingview
Hướng dẫn cài đặt chỉ báo trên MT4

Chỉ báo Ichimoku được tích hợp trên nền tảng MT4 nổi tiếng, để mở chỉ báo này bạn làm theo những bước sau đây: Insert >>> Indicators>>> Trend>>>> Ichimoku Kinko Hyo
Lưu ý: Hệ thống đã cài đặt sẵn thông số chỉ báo ở tab Parameters. Nếu phần mềm bạn cài đặt hiện những thông số khác thì bạn có thể thay đổi theo hình dưới:
Tab Colors có thể lựa chọn màu sắc cho chỉ báo. Bạn có thể thay đổi được phần này theo ý muốn.

Hướng dẫn cài đặt chỉ báo Ichimoku trên Tradingview: Với Tradingview bạn hãy làm theo hướng dẫn như video dưới đây:

Các thành phần và đường trong hệ thống giao dịch Ichimoku
Kijun-Sen (Baseline) – Đường Cơ sở
Đường Kijun-Sen có màu xám như hình minh hoạ, có tên gọi khác là đường xu hướng.

Công thức: Kijun-Sen = (Cao + Thấp) / 2, Chu kỳ 26. Tức Kijun-Sen được tính bằng trung bình cộng của giá cao nhất cộng giá thấp nhất (tính theo 26 phiên giao dịch trước đó).
Nhận biết xu hướng:
- Thị trường đang trong xu hướng tăng khi giá nằm trên Kijun-Sen
- Thị trường đang trong xu hướng giảm khi giá nằm dưới Kijun-Sen.
Đường cơ sở càng mạnh khi nó có độ dốc lớn. Kijun-Sen mang tính chất của đường MA chậm nên thường tín hiệu sẽ nhận được trễ hơn đường đi của giá.
Tenkan-Sen (Conversion Line) – Đường Chuyển đổi
Đường chuyển đổi Tenkan – Sen là đường có màu xanh lục hay còn có tên gọi khác là đường tín hiệu.

Công thức tính : Tenkan-Sen = (Cao + Thấp) / 2, Chu kỳ 9. Cách tính tương tự đường cơ sở nhưng chỉ tính theo 9 chu kỳ trước đó, bao gồm cả chu kỳ hiện tại.
Đường Tenkan – Sen được sử dụng trong chu kỳ ngắn nên có phản ứng nhanh và bám sát đường giá hơn so với đường Kijun-Sen. Do đó trong hệ thống giao dịch của mây Ichimoku, đường Tenkan – Sen như một đường MA ngắn hạn. Sự cắt nhau giữa Tenkan Sen và Kijun Sen tạo ra tín hiệu giao dịch chuẩn xác hơn. Từ đó trader có thể xác định được thời điểm vào lệnh tốt nhất.
Nhận biết xu hướng:
- Thị trường đang trong xu hướng tăng: Giá nằm trên Tenkan-Sen.
- Thị trường đang trong xu hướng giảm: Giá nằm dưới Tenkan-Sen.
Chikou-Span (Lagging Span) – Đường trễ
Đường trễ Chikou Span trong mây Ichimoku là có màu xám như trên hình. Chikou-Span có chức năng xác định động lực của xu hướng.

Công thức: Chikou-Span = Giá Đóng cửa (từ phiên hiện tại), lùi về trước 26 phiên
Nhận biết xu hướng:
- Xu hướng tăng: Chikou-Span nằm trên đường giá: Chikou-Span càng xa đường giá thì xu hướng tăng càng mạnh.
- Xu hướng giảm: Chikou-Span nằm dưới đường giá. Chikou-Span càng xa đường giá thì xu hướng giảm càng mạnh.
- Xu hướng sideway: Chikou-Span đi dọc và sát với đường giá.
Senkou-Span A (Leading Span A) – Đường dẫn A
Đường dẫn A – Senkou-Span A là đường màu đen trên hình minh hoạ.

Công thức: Senkou-Span A = (Kijun-Sen + Tenkan-Sen) / 2, giá trị tính gồm 26 phiên giao dịch tiến về trước. Giá trị của đường Senkou-Span A được tính bằng 2 đường Kijun-Sen và Tenkan-Sen cộng lại. Giá trị được vẽ về phía trước 26 phiên giao dịch trong tương lai.
Senkou-Span B (Leading Span B) – Đường dẫn B
Đường dẫn B Senkou-Span là đường có màu đỏ trên hình minh hoạ.

Công thức: Senkou-Span B = (Cao + Thấp) / 2, chu kỳ 52, giá trị tính gồm 26 phiên giao dịch tiến về trước. Giá trị của Senkou-Span B tính theo chu kỳ khá dài (52 chu kỳ) và tiến về trước 26 phiên.
Kumo – Mây Ichimoku
Đường dẫn A và B tạo nên một khu vực có hình giống đám mây, đám mây này được gọi là mây Ichimoku hoặc mây Kumo.

Trader có thể nhận biết xu hướng qua chỉ báo sau:
- Xu hướng tăng: Giá nằm trên mây Kumo.
- Xu hướng giảm: Giá nằm dưới mây Kumo.
- Xu hướng đi ngang:Giá nằm bên trong mây Kumo.
Ichimoku và các mức hỗ trợ, kháng cự
Kijun-Sen, Tenkan-Sen: Các mức hỗ trợ, kháng cự quan trọng
Kijun Sen là đường MA chậm đóng vai trò ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự khi thị trường có xu hướng tăng hoặc giảm.
- Xu hướng tăng: Kijun Sen có ngưỡng hỗ trợ mạnh
- Xu hướng giảm: Kijun Sen có ngưỡng kháng cự mạnh
Khi giá cắt đường Kijun Sen thì cũng là dấu hiệu biến động mạnh sắp xảy ra, hãy thật cẩn thận khi giao dịch vào thời điểm này.
Trong xu hướng tăng Kijun Sen là một ngưỡng hỗ trợ mạnh. Theo hình trên thì giá chạm vào Kijun Sen rồi tiếp tục tăng.
Tekan Sen là một đường MA có vai trò xác định kháng cự ngắn hạn nhưng do có chu kỳ quá ngắn nên độ chuẩn xác không được cao. Do vậy nó không được ứng dụng rộng rãi. Trong xu hướng thị trường giảm, Tekan Sen và Kijun Sen sẽ tạo nên một đường kháng cự mạnh. Giá sẽ đi qua vùng này và chỉ vượt qua Tekan Sen sẽ tiếp tục xu hướng giảm.
Chikou-Span: các mức hỗ trợ, kháng cự mạnh
Vai trò của đường Chikou Span là xác định mức hỗ trợ và kháng cự. Về bản chất thì nó là đỉnh và đáy của những chu kỳ trong quá khứ.
Chikou Span sẽ tạo đáy ngay sau khi kết thúc xu hướng giảm, tiếp đó là giai đoạn tích luỹ của thị trường. Chikou Span có mức hỗ trợ mạnh vì nó là đáy của một xu hướng giảm sau. Sau chu kỳ tích luỹ sẽ bắt đầu xu hướng tăng mới.
Mây Kumo: Hệ thống toàn diện về các mức hỗ trợ, kháng cự quan trọng
Mây Kumo càng dày thì mức giá càng biến động mạnh. Trong trường hợp thị trường rõ ràng xu hướng, mây Kumo sẽ là các vùng kháng cực hoặc hỗ trợ vô cùng quan trọng. Lực cản sẽ càng mạnh khi mây Kumo càng dày.
Trong xu hướng giảm, giá sẽ dịch chuyển xuống dưới và chạm vào mây Kumo. Lúc này giá quay đầu và xu hướng tiếp tục giảm. Vì lực giảm mạnh nên những đợt giá breakout hầu hết không thành công.
Hướng dẫn cách giao dịch với hệ thống Ichimoku
Giao dịch với tín hiệu giao cắt giữa Kijun-Sen và Tenkan-Sen
Vị trí giữa 2 đường MA Tenkan Sen và Kijun Sen sẽ cung cấp tín hiệu cho xu hướng thị trường tăng hay giảm. Đường Tenkan nằm trên đường Kijun tức là xu hướng tăng và ngược lại.
Khi 2 đường này cắt nhau trader cũng có thể sử dụng làm tín hiệu thực hiện lệnh mua hoặc bán.
- Buy: Từ phía dưới lên Tenkan Sen cắt Kijun Sen.
- Sell:Từ phía trên xuống Tenkan Sen cắt Kijun Sen.

Kết hợp thêm một số tín hiệu củng cố xu hướng:
- Củng cố xu hướng tăng khi Chikou Span nằm trên và càng cách xa trên đường giá càng tốt, giá nằm trên mây Kumo.
- Củng cố xu hướng giảm khi Chikou Span nằm dưới và càng cách xa dưới đường giá càng tốt, giá nằm dưới mây Kumo.
Giao dịch với tín hiệu giao cắt giữa đường Chikou-Span với đường giá
Tín hiệu giao cắt giữa đường Chikou-Span với đường giá sẽ cung cấp tín hiệu cho trader vào lệnh, cụ thể:
- Sell: Từ phía trên xuống Chikou Span cắt đường giá.
- Buy: Từ phía dưới lên Chikou Span cắt đường giá.
Tín hiệu giao cắt này xảy ra khá thường xuyên nên bạn cần vận dụng thêm tín hiệu củng cố để giao dịch hiệu quả hơn.

Giao dịch với các tín hiệu từ mây Kumo
Khi có tín hiệu từ mây Kumo, ta có thể dựa vào 2 tín hiệu giao cắt sau để vào lệnh:
Tín hiệu đổi màu mây Kumo hay còn gọi giao cắt giữa đường Senkou-Span A và Senkou-Span B:
- Buy: Mây Kumo đổi màu từ xám sang màu cam. Đường A cắt đường B theo hướng từ dưới lên.
- Sell: Mây Kumo đổi màu từ cam sang màu xám. Đường A cắt đường B theo hướng từ trên xuống.
Cách giao dịch khi tín hiệu giá breakout khỏi mây Kumo:
- Buy: Giá đâm thủng mây Kumo theo hướng từ dưới lên và giá đóng cửa trên mây Kumo.
- Sell: Giá đâm thủng mây Kumo theo hướng từ trên xuống và đóng cửa dưới mây Kumo.

Ưu điểm của hệ thống giao dịch Ichimoku charts
- Mây Ichimoku có thể sử dụng trên những thị trường giao dịch khác như: Hợp đồng tương lai, cổ phiếu, quyền chọn, Forex,…
- Hệ thống cho phép nhà đầu tư thiết lập giao dịch, do vậy trader có thể cảm giác và nhận ra được xu hướng chuyển động của giá.
- Ichimoku charts hiển thị được rất nhiều dữ liệu, ngoài ra nó còn có thể kết hợp được cùng lúc 3 chỉ báo trên một biểu đồ. Nhờ ưu điểm này, trader sẽ phân tích được xu hướng giá và đưa ra quyết định buy/sell đúng đắn.
- Ichimoku hoạt động hiệu quả nhất ở thị trường có xu hướng tăng/giảm rõ ràng bởi nó thuộc dạng biểu đồ thiên về xác định xu hướng.
- Ichimoku có khả năng nhận diện các mức breakout giả.
Tổng kết về hệ thống giao dịch hoàn chỉnh Ichimoku
Bản thân mây Ichimoku có thể tự tạo nên một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh nhờ sự kết hợp của những thành phần với nhau. Tổng kết lại, chúng ta có một hệ thống giao dịch như sau:
Lệnh Buy
- Đường Tenkan Sen cắt đường Kijun Sen từ bên dưới lên trên. Điểm cắt nằm trên mây Kumo.
- Đường Chikou Span nằm trên đường giá, cách xa đường giá sẽ có hiệu quả tốt.
- Khi đường mây Kumo đổi màu từ màu xám sang màu cam thì đường Senkou Span A sẽ cắt đường Senkou Span B theo hướng từ bên dưới lên.
- Những điểm giao cắt là điểm nên vào lệnh. Với breakout Kumo ta sẽ vào lệnh ở giá đóng cửa breakout bar. Đặt bán cắt lỗ tại những mức hỗ trợ như: đáy mây Kumo hoặc đường Senkou Span B Sideway.
Lệnh Sell
- Đường Tenkan Sen cắt đường Kijun Sen từ bên trên xuống dưới. Điểm cắt nằm dưới mây Kumo.
- Khi đường mây Kumo đổi màu từ màu cam sang màu sáng thì đường Senkou Span A sẽ cắt đường Senkou Span B theo hướng từ trên xuống dưới.
- Gía đâm thủng Kumo theo xu hướng rõ ràng hướng từ trên xuống.
- Những điểm giao cắt là điểm nên vào lệnh. Với breakout Kumo ta sẽ vào lệnh ở giá đóng cửa breakout bar. Đặt bán cắt lỗ tại những mức hỗ trợ như: đỉnh mây Kumo hoặc đường Senkou Span B Sideway.
Ichimoku có phải chén thánh?
Câu trả lời là KHÔNG và trong tất cả các phương pháp đang tồn tại trên thị trường, không có phương pháp nào lè chén thánh cả. Tuy nhiên nếu luyện tập, trải nghiệm, học hỏi không ngừng thì bạn vẫn có thể tạo ra chén thánh của riêng mình nhờ và mây Ichimoku. Đã có rất nhiều người thành công nhờ áp dụng chỉ báo Ichimoku và chắc chắn rằng bạn sẽ thành công nếu không ngừng nỗ lực.
Trên đây là một số kiến thức về thành phần cấu tạo và cách giao dịch hiệu quả với mây Ichimoku. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và củng cố thêm kiến thức cho bạn về tín hiệu giao dịch này. Chúc bạn thành công.