Bảo lãnh ngân hàng là gì? Các loại thư, phí và quy định bảo lãnh như thế nào? Tất cả những câu hỏi thắc mắc đó sẽ được Sotaygiaodich.com giải đáp chi tiết trong bài viết này, cùng theo dõi nhé.
Bảo lãnh ngân hàng là gì?
Bảo lãnh ngân hàng được hiểu là một dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho cá nhân hoặc tổ chức để đảm bảo một khoản tiền nào đó sẽ được thanh toán hoặc được trả lại nếu các điều kiện thỏa thuận trước đó không được thực hiện. Hình thức này thường được sử dụng trong môi trường giao dịch kinh doanh hoặc trong các hợp đồng mua bán để chắc chắn 2 bên đều thực hiện các thỏa thuận.

Theo luật tổ chức tín dụng thì bảo lãnh ngân hàng là được hiểu là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng sẽ cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ được thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng đó không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết. Lúc này, khách hàng sẽ phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo các thỏa thuận trước đó.
Ngoài hiểu về khái niệm bảo lãnh ngân hàng, bạn cũng cần hiểu thêm về một số khái niệm sau:
Thư bảo lãnh
Thư bảo lãnh là một loại thư xác định nhận việc bảo lãnh của cá nhân hoặc tổ chức. Thư này được sử dụng như một bằng chứng cho việc bảo lãnh, nó được coi là một tài liệu chính cho việc giải quyết tranh chấp.
Thư bảo lãnh sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về cam kết, các điều kiện và hạn chế của bảo lãnh mà các bên liên quan sẽ cùng thực hiện. Ngoài ra, nó còn cung cấp thêm thông tun về thời gian bảo lãnh, số tiền và những hành động mà khách hàng hoặc tổ chức bảo lãnh sẽ thực hiện nếu bên còn lại không thực hiện các cam kết.

Xác nhận bảo lãnh
Xác nhận bảo lãnh được biết đến là một quá trình mà một ngân hàng hoặc tổ chức khác xác nhận bằng một bảo lãnh đã được cung cấp cho khách hàng và bảo lãnh đó phải có giá trị và hợp lệ. Việc xác nhận bảo lãnh sẽ giúp cho việc giao dịch giữa các ngân hàng và khách hàng sẽ tăng sự tín nhiệm, uy tín trong việc khách hàng sẽ hoàn trả các khoản nợ và các khoản chi phí phát sinh khác.
Quá trình xác nhận bảo lãnh gồm kiểm tra các tài liệu cần thiết như hợp đồng, các giấy tờ liên quan và dấu xác nhận
Cam kết bảo lãnh
Cam kết bảo lãnh là một tổng hợp các điều khoản và điều kiện mà các ngân hàng sẽ bảo lãnh cho 1 bên trong hợp đồng hoặc giao dịch. Trong bản cam kết bảo lãnh, ngân hàng sẽ đồng ý chịu sự trách nhiệm trong trường hợp 1 trong 2 bên không thực hiện đúng các điều khoản đã thỏa thuận.
Ngoài ra, cam kết bảo lãnh sẽ được sử dụng trong nhiều mục đích như bảo lãnh tiền gửi, bảo lãnh hợp đồng và bảo lãnh tài sản. Việc cam kết bảo lãnh là điều cần thiết đối với nhiều doanh nghiệp và các cá nhân trong việc giải quyết các rủi ro liên quan đến hợp đồng hoặc trong các giao dịch.

Phân loại bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh ngân hàng được phân loại theo 3 kiểu sau:
Phân theo mục đích
Khi phân theo mục đích, bảo lãnh ngân hàng sẽ có 5 loại hình cơ bản gồm:
Bảo lãnh theo hợp đồng
Đây là loại bảo lãnh được dùng phổ biến hiện nay khi có ưu điểm khả năng thực hiện độc lập bảo lãnh trong quá trình mua hàng hóa hoặc dự thầu xây dựng. Loại hình bảo lãnh này được các tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các điều khoản đã thỏa thuận.

Bảo lãnh dự thầu
Về cơ bản việc bảo lãnh dự thầu là bảo đảm việc người dự thầu không rút lui, không ký hợp đồng hoặc thay đổi ý định. Trong trường hợp khách hàng vi phạm mà không nộp phát cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện theo các điều khoản đã thỏa thuận.
Bảo lãnh theo chất lượng sản phẩm hợp đồng
Loại hình bảo lãnh này thường dùng cho các dự án công trình hoặc các hợp đồng nhận thiết bị để bảo hành chất lượng máy móc. Ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện theo đúng các điều khoản đã thỏa thuận về chất lượng có trong hợp đồng giữa 2 bên. Khách hàng sẽ bị phạt khi không nộp đầy đủ tiền cho bên nhận bảo lãnh.
Bảo lãnh thanh toán
Loại hình này thường có trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hóa trả chậm, trong trường hợp người mua không thanh toán đúng số tiền đã thỏa thuận thì ngân hàng bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trả thay cho người mua.

Bảo lãnh hoàn lại thanh toán
Loại hình này sẽ đảm bảo việc hoàn tiền ứng trước cho khách hàng theo hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp người đó vi phạm các cam kết với bên bảo lãnh sẽ phải trả số tiền cung ứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì tổ chức tín dụng mới thực hiện các chức năng của mình.
Phân theo hình thức phát hành
Nêu phân theo hình thức phát hành thì bảo lãnh ngân hàng sẽ gồm 2 loại hình sau:
Bảo lãnh trực tiếp
Bảo lãnh trực tiếp là loại hình đơn giản nhất, được thực hiện dựa trên mối quan hệ giữa 3 bên bảo lãnh, trong đó ngân hàng bảo lãnh sẽ cam kết thanh toán trực tiếp với người hưởng thụ mà không cần thông qua ngân hàng trung gian. Lúc này, ngân hàng mới được phép truy đòi bồi hoàn từ người được bảo lãnh.
Bảo lãnh gián tiếp
Đây là loại hình người được bảo lãnh có quyền yêu cầu ngân hàng đề nghị ngân hàng phát hành đưa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho người thụ hưởng thông qua cam kết đối ứng do chính ngân hàng đưa ra. Sau đó, ngân hàng mới có quyền truy đổi từ người được bảo lãnh.
Phân theo đối tượng bảo lãnh
Nếu phân theo đối tượng, bảo lãnh có 2 loại hình sau:
Bảo lãnh trong nước
Hình thức bảo lãnh này dành cho đối tượng tham dự bảo lãnh trong cùng một quốc gia. Các hình thức được áp dụng cho loại bảo lãnh là loại bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền…được thực hiện thông qua ngân hàng phát hành thư bảo lãnh.
Bảo lãnh ngoài nước
Hình thức bảo lãnh này dành cho 1 trong 2 bên tham dự bảo lãnh khác quốc gia, loại hình này thường được áp dụng trong một số các bảo lãnh sau: Mở thư tín dụng mua hàng trả chậm, Bảo lãnh trên hối phiếu nhận nợ với nước ngoài, Phát hành thư bảo lãnh…
Các hình thức bảo lãnh ngân hàng cụ thể hiện nay
Nhìn chung, bảo lãnh ngân hàng sẽ gồm các hình thức bảo lãnh sau:
Bảo lãnh tiền gửi
Bảo lãnh tiền gửi là một dịch vụ mà bất kỳ một ngân hàng nào cũng sẽ cung cấp cho khách hàng để đảm bảo số tiền mà họ gửi vào tài khoản tại ngân hàng. Khi một khách hàng gửi tiền vào tài khoản bảo lãnh, ngân hàng đó sẽ xác nhận số tiền và cam kết giữ cho số tiền đó an toàn và trả lại cho người gửi nếu cần thiết.
Đây là một hình thức bảo vệ tốt số tiền mà khách hàng cần giữ. Mặt khác nó cũng cung cấp cho người gửi một tỷ lệ lãi suất hấp dẫn, thậm chí số tiền ban đầu bạn gửi sẽ được tăng giá trị lên.

Bảo lãnh tài sản
Đây là một hình thức dịch vụ mà một ngân hàng cung cấp cho khách hàng để bảo đảm việc hoàn trả các khoản nợ hoặc các chi phí phải trả nếu khách hàng không thực hiện đúng các điều khoản đã thỏa thuận trước đó.
Khi bảo lãnh tài sản, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng đặt một tài sản nào đó như một bảo đảm rằng khách hàng đó sẽ hoàn trả các khoản nợ. Nếu khách hàng đó không thể hoàn trả các khoản này thì ngân hàng có thể sử dụng tài sản đó để hoàn trả cho mình.
Bảo lãnh đối ứng
Bảo lãnh đối ứng là hình thức bảo lãnh mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng để đảm bảo việc hoàn trả các khoản nợ hoặc các chi phí khác cho ngân hàng hoặc tổ chức. Trong một bảo lãnh đối ứng, ngân hàng sẽ bảo đảm cho 1 ngân hàng hoặc tổ chức khách nếu khách hàng không hoàn trả các khoản nợ hoặc các khoản phải trả theo đúng các điều khoản trong hợp đồng.
Đồng bảo lãnh
Ngân hàng có thể yêu cầu một hoặc nhiều đồng bảo lãnh để hỗ trợ một cam kết bảo lãnh nào đó. Đồng bảo lãnh là cá nhân hoặc tổ chức đồng ý chịu trách nhiệm cho việc thực hiện các cam kết nếu người bảo lãnh không thể thực hiện được. Hình thức đồng bảo lãnh cần có tài sản đủ để đảm bảo cho việc thực hiện cam kết bảo lãnh nếu cần thiết.

Bảo lãnh hợp đồng
Đây là hình thức mà ngân hàng sẽ cung cấp cho một bên trong hợp đồng để đảm bảo việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng đã thỏa thuận trước đó. Trong hình thức này, ngân hàng sẽ xác nhận 1 trong 2 bên đã thực hiện các điều khoản mà họ đã cam kết và sẽ đảm bảo việc thực hiện các điều khoản còn lại trong hợp đồng. Nếu cả 2 bên không thực hiện đúng như các điều khoản thì ngân hàng sẽ bảo đảm việc hoàn trả số tiền của bên kia.
Quy trình bảo lãnh ngân hàng
Quy trình bảo lãnh ngân hàng gồm các bước sau:
Bước 1: Ký hợp đồng
Khách hàng ký hợp đồng với cá nhân hoặc tổ chức về việc thanh toán, xây dựng hoặc dự thầu…bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh của ngân hàng.
Bước 2: Gửi hồ sơ
Sau khi đã thỏa thuận, khách hàng sẽ gửi hồ sơ đề nghị được bảo lãnh đến ngân hàng. Trong hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị bảo lãnh
- Hồ sơ pháp lý
- Hồ sơ mục đích
- Hồ sơ tài chính kinh doanh và tài sản đảm bảo
Bước 3: Chờ bên ngân hàng thẩm định
Sau khi đã gửi hồ sơ, ngân hàng sẽ thẩm định các nội dung:
- Tính hợp pháp, khả thi của khi bảo lãnh
- Năng lực pháp lý của khách hàng cần bảo lãnh
- Hình thức bảo đảm và tình hình tài chính của chủ thể xin bảo lãnh
Bước 4: Chờ thông báo từ ngân hàng
Nếu hồ sơ đủ điều kiện, ngân hàng sẽ gửi thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh.
Bước 5: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ và tài chính
Sau khi đã nhận được thông báo, ngân hàng sẽ yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính như trả nợ gốc, phí, lãi. Trong trường hợp bên bảo lãnh vi phạm, ngân hàng sẽ tiến hành trả thay và tự động hạch toán nợ của bên được bảo lãnh.
Các chủ thể bảo lãnh ngân hàng
Chủ thể bảo lãnh ngân hàng sẽ gồm 2 chủ thể sau:
- Người bảo lãnh: Đây là cá nhân hoặc tổ chức cung cấp bảo lãnh cho một ngân hàng hoặc tổ chức khác. Người bảo lãnh phải chịu trách nhiệm trả tiền hoặc tài sản cho người được bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh không thể hoàn trả các khoản nợ theo điều khoản hợp đồng đã thỏa thuận.
- Người được bảo lãnh: Đây là cá nhân hoặc tổ chức được bảo lãnh bởi chủ thể bảo lãnh. Người được bảo lãnh phải tuân thủ các điều khoản của hợp đồng và trả tiền hoặc tài sản cho người bảo lãnh nếu không thể hoàn trả các khoản nợ theo điều khoản của hợp đồng.
Ngoài 2 chủ thể bảo lãnh chính thì còn có các chủ thể khác là:
- Bên nhận bảo lãnh: Là tổ chức hoặc cá nhân có quyền thụ hưởng bảo lãnh do bên bảo lãnh xác nhận bảo lãnh phát hành
- Bên bảo lãnh đối ứng: Là các tổ chức (tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài) thực hiện bảo lãnh cho bên được bảo lãnh
- Bên xác nhận bảo lãnh: Là tổ chức tín dụng ở nước ngoài thực hiện xác nhận bảo lãnh cho bên bảo lãnh
- Khách hàng: Là các tổ chức gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài
Điều khoản thỏa thuận cấp bảo lãnh của ngân hàng
Điều khoản thỏa thuận cấp bảo lãnh là một bản hợp đồng giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh. Trong đó, người bảo lãnh sẽ cam kết trả tiền hoặc tài sản cho người được bảo lãnh trong trường hợp người đó không thể hoàn trả các khoản nợ hoặc các chi phí phải trả theo các khoản đã thỏa thuận trước đó.
Thỏa thuận cấp bảo lãnh bao gồm các điều khoản về tiến trình bảo lãnh, thời gian bảo lãnh, các điều khoản khác liên quan đến vấn đề bảo lãnh. Tất nhiên, các thỏa thuận này cũng cần phải tuân thủ theo các quy định pháp lý của nhà nước.
Để thực hiện việc bảo lãnh, các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng ký thỏa thuận cấp bảo lãnh. Trong trường hợp phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng thì bên bảo lãnh không bắt buộc phải ký thỏa thuận cấp bảo lãnh với chủ thể bảo lãnh đối ứng.

Phí bảo lãnh ngân hàng được hạch toán như thế nào?
Phí bảo lãnh ngân hàng có thể hạch toán theo nhiều cách khác tùy vào điều kiện của thỏa thuận giữa 2 bên. Dưới đây là một số phương thức hạch toán:
- Tỷ lệ phí: Người bảo lãnh sẽ phải trả một tỷ lệ của tổng số tiền bảo lãnh cho ngân hàng
- Phí cố định: Trong trường hợp này, chủ thể bảo lãnh sẽ phải trả 1 khoản tiền cố định cho ngân hàng trong suốt quá trình bảo lãnh
- Phí theo thời gian: Chủ thể bảo lãnh sẽ phải trả một khoản tiền cho ngân hàng mỗi tháng hoặc theo năm trong suốt quá trình bảo lãnh
- Kết hợp cả 2 phí: Chủ thể bảo lãnh sẽ phải trả một tỷ lệ của tổng số tiền bảo lãnh và 1 khoản tiền cố định cho ngân hàng.
Lưu ý: Phí bảo lãnh có thể thay đổi theo từng trường hợp và cần phải tham khảo trước các điều khoản của thỏa thuận bảo lãnh giữa 2 bên.
Tổng kết
Với những thông tin hữu ích về bảo lãnh ngân hàng trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các khái niệm cũng như các loại thư, phí và quy định bảo lãnh của ngân hàng nhé.